Wednesday, February 4, 2015

Tuyệt phẩm - Đàm Ca

Xung quanh số phận bí ẩn của một bức tranh, truyện ngợi ca vẻ đẹp của

những chân giá trị, vốn không phải lúc nào cũng dễ nhận ra và để gìn giữ
được, người ta cần rất nhiều lòng tin cũng như bản lĩnh.
Dân Quốc năm thứ nhất (1911), phía nam thành Bảo Định có một cửa hiệu
chuyên bồi tranh, chủ hiệu họ Thường, ngoài ba mươi tuổi, người rất nho
nhã, người ta gọi ông là Thường tiên sinh.
Thường tiên sinh không thuê người giúp việc, tự mình trang trí tranh, tay
nghề cực giỏi, những bức chữ, bức tranh dù nhàu nhĩ đến đâu, hễ qua tay
ông đều có thần sắc như mới. Thường tiên sinh là người nơi khác, mấy năm
trước đây mới tới Bảo Định mở cửa hiệu này, Tiên sinh không có vợ con,
thường một mình tới Vọng Hồ Lâu ở Bảo Định nhâm nhi chén rượu, lâu dần
thành người quen biết của ông Ba Lưu.
Ông Ba Lưu là nhà giàu ở Bảo Định, ba đời buôn tơ lụa, lúc nhàn rỗi cũng
sưu tầm, buôn bán cổ vật. Ông là khách thường xuyên của Vọng Hồ Lâu vì
tửu lầu trà quán này là nơi các nhà buôn giàu có đến giao dịch. Ông không
uống rượu, lên lầu chỉ gọi một ấm trà. Khi không gặp được khách, ông Ba
cùng tán gẫu với Thường tiên sinh. Thường tiên sinh học rộng lại hay chuyện,
hai người dần dần hợp ý nhau, thành quen thân. Ông Ba Lưu cũng thường
đến cửa hiệu của Thường tiên sinh mua một ít tranh, chữ về chơi. Ông Ba rất
hào phóng, phàm tranh, chữ nào do ông Thường giới thiệu, ông Ba đều mua,
không bao giờ mặc cả. Vợ ông là bà Mã thị không yên lòng, giấu chồng sai
người nhà mang tranh, chữ lên kinh thành nhờ nhà chuyên môn giám định,
hóa ra đều là tranh, chữ thật mà giá cũng phải chăng. Mấy lần đều như thế,
bà Mã thôi không nghi ngờ. Về sau ông Ba biết chuyện, cười: "Đúng là kiến
thức đàn bà!".
Một hôm, ông Ba cùng Thường tiên sinh trò chuyện trên Vọng Hồ Lâu, ông
Ba hỏi: "Xin mạo muội hỏi câu này, tiên sinh có con mắt tinh tường nhận
được hàng giả, hàng xấu, sao không mở hiệu buôn tranh?".
Thường tiên sinh nhấp một hớp rượu, cười: "Làm việc gì cũng phải tùy tính
nết. Tính của ngài thích hợp quy tụ tiền bạc, còn tính tôi là tính phát tán tiền
bạc, tranh, chữ quý đến tay tôi, e rằng chẳng mấy chốc không giữ được vì
thèm rượu, mang đổi lấy rượu uống mất thôi".
Nói đoạn, Thường tiên sinh ngó xung quanh, ghé sát tai ông Ba thì thầm: "Tôi
hiện có một bức tranh cổ nhưng người bán đòi giá khá cao. Dù vậy tôi vẫn
khuyên ngài nên mua lấy, không biết ngài có định mua không?". Ông Ba cười:
"Tiên sinh đã xem tranh giúp tôi thì tôi mua thôi. Nhưng không biết bên bán
kêu giá bao nhiêu?". "Ba ngàn bạc tây" ­ Thường tiên sinh đáp. "Ba ngàn?" ­
Ông Ba hít một hơi dài, cảm thấy khó nói. Ông Thường cười: "Tôi đã xem kỹ
rồi, bức tranh ấy thực là của báu vô giá, là tranh quý đời nhà Đường. Quả
thật người bán cần tiền gấp mới nén đau mà bán đi. Ông Ba chớ để mất cơ
hội này". Ông Ba gật đầu: "Nếu Tiên sinh đã nhận xét như thế thì ngày mai tôi
góp nhặt đủ tiền là mua". Thường tiên sinh lại nói: "Nếu ông Ba mua bức
tranh này thì chớ có cho người khác xem. Nếu có người chịu trả giá cao, trả
bao nhiêu cũng chớ có bán".
Trở về nhà, ông Ba nói chuyện với vợ, bảo bà lo cho đủ tiền, bà Mã nghe nói
ngẩn người: "Thứ gì mà quý báu thế? Giá sao đắt thế?". Ông Ba đáp:
"Thường tiên sinh đã ưng ý thì không khi nào lầm. Bà đừng có nhiều lời
nữa!".
Ngày hôm sau, Thường tiên sinh đem một cuộn vải đến nhà ông Ba Lưu. Ông
Ba bảo người nhà lui hết ra, lại đóng cả cửa ra vào và cửa sổ. Bấy giờ
Thường tiên sinh mới mở cuộn vải ra, trong đó lại là cuộn vải khác, cứ như
thế đến bốn năm lượt, cuối cùng lấy ra một bức tranh, giấy vẽ tranh đã vàng
thẫm nhưng nhờ trang trí lại mà như mới. Ông Ba cúi đầu xem tranh nhưng
không nhìn ra gì hết, bèn ngẩng lên cười gượng: "Lưu tôi mắt dở quá, mong
Thường tiên sinh chỉ bảo giùm". Thường tiên sinh mỉm cười, cẩn thận cuộn
tranh bọc kỹ mấy lần, nâng bằng hai tay giao cho ông ba rồi trịnh trọng nói:"Ông Ba ạ, hãy giữ gìn cuộn tranh này, tôi không có gì nói thêm nữa. Tranh
này đáng giá liên thành, xin hãy hết lòng cất giữ". Ông Ba cũng trang trọng đỡ
lấy tranh: "Lưu tôi nhớ kỹ rồi".
Nói xong ông gọi vợ vào, trao tờ ngân phiếu mệnh giá ba ngàn bạc tây giao
cho ông Thường. Thường tiên sinh cáo từ ra về.
Ngày hôm sau, ông Ba vừa trở dậy thì người nhà vào báo tin: cửa hiệu của
Thường tiên sinh bị quan phủ lục soát, đã niêm phong, còn ông Thường cũng
không thấy có ở hiệu. Ông Ba sợ tái mặt, một lúc lâu không nói lên lời.
Từ đó, ông Thường mất tích, phố Bảo Định loan tin ông Thường vốn là tên
cướp đầu sỏ trên sông biển, dính líu vào một vụ trọng án nên đổi họ thay tên
tới Bảo Định ẩn náu. Ông Ba nghe xong cũng không lấy làm quan trọng.
Lại qua đi một thời gian, Mã thị vẫn không sao yên tâm được về cuốn tranh,
sai người nhà lên Kinh mời về một nhà chuyên môn về đồ cổ để giám định
bức tranh ấy. Sau khi xem xét một hồi lâu cũng chẳng nói gì, chỉ thở dài rồi
mới nói: "Bức tranh này không phải đồ giả, chỉ tiếc là đồ bóc, chẳng đáng giá
bao nhiêu tiền".
Ông Ba ngẩn người ra, vội hỏi thế nào là đồ bóc. Nhà chuyên môn nói: "Đồ
bóc là một tờ tranh bóc làm hai tờ. Đây không phải là hàng mà người làm đồ
giả chung chung nào cũng làm được. Bức này càng ghê gớm ở chỗ bóc một
tờ tranh làm hai tờ mà không để lộ dấu vết nào. Tờ này là tờ dưới, không
đáng tiền. Nhưng tranh này bóc rất phẳng phiu, không có vết, lại đều đặn,
cũng gọi được là tác phẩm hiếm thấy do một cao thủ bồi tranh làm nên".Ông Ba càng nghe càng lịm người đi, một lúc lâu mới gật đầu chịu là phải, rồi
tiễn chuyên gia đồ cổ ra về. Mã thị xót của lắm bèn mắng: "Họ Thường kia
lòng dạ đen tối, làm vợ chồng ta mất toi ba ngàn bạc tây". Ông Ba sa sầm
mặt, bảo vợ: "Không được ăn nói bừa bãi, tôi và ông ấy có phải mới quen biết
mấy ngày đâu? Ông ấy là người hào phóng, thẳng thắn, sao có thể lừa vợ
chồng mình được? Ngàn lần suy nghĩ cũng có một lần lầm lỡ, hoặc là
Thường tiên sinh nhìn lầm. Mà dù Thường tiên sinh có biết nội tình đi nữa thì
hẳn cũng có điều khó nói gì đó đấy thôi. Bà đừng trách ông ấy". Mã thị thôi
không dám phàn nàn gì nữa.
Một năm nữa lại qua đi. Người giúp việc ở cửa hàng ông Ba lên Kinh mua
hàng, trở về hốt hoảng báo tin cho ông Ba biết chính mắt anh ta trông thấy
Thường tiên sinh bị chém đầu với tội danh là đảng cách mệnh. Trước khi bị
hành hình, ông Thường vẫn cười ha hả, sắc mặt như lúc bình thường. Nghe
tin, ông Ba run rẩy cả người, ngồi ngây ra trên ghế. Nước mắt túa ra, chảy
ướt cả vạt áo của ông. Vợ ông nghe tin thì cười nhạt: "Thật là báo ứng nhé!
Lần ấy hắn làm nhà mình mất toi cả ba ngàn đồng bạc tây!". Ông Ba gầm lên
một tiếng như hổ dữ làm bà vợ run rẩy cả người, không dám nói thêm, len lén
lùi ra ngoài.
Khuya hôm ấy, ông Ba tự giam mình trong phòng, soạn tất cả số tranh, chữ
được hơn hai mươi bức mà ông Thường mua hộ đem treo cả lên tường trong
phòng rồi đứng ngẩn ra nhìn. Ông nhìn lâu lắm, mắt ứa lệ rồi thở dài. Mãi cho
đến lúc trời sáng rõ mới lấy xuống từng bức một, cẩn thận cất đi.
Lại qua đi mấy năm, chiến tranh bùng nổ, lan rộng, việc buôn bán của ông Ba
không tiếp tục được nữa. Sau đó bọn quân phiệt gây chiến ở Bảo Định, chỉmột mồi lửa lớn, cửa hiệu của ông Ba biến thành tro. Họa không chỉ có thế,
năm sau ông Ba lại bị bọn thổ phỉ bắt cóc, phải chuộc hết bao nhiêu của cải.
Thế là cả một cơ nghiệp lớn lụn bại, ông Ba cũng ốm liệt giường từ đó.
Mùa đông năm ấy, có một nhà buôn họ Vương đến Bảo Định tìm mua tranh,
chữ cổ và đồ cổ. Bà Mã giấu chồng đem những thứ ông cất giữ bấy lâu nay
đem bán. Người làm lén báo cho ông biết, ông Ba giận quá, bảo người làm
gọi ngay bà Mã vào cho ông hỏi.
Ông Ba giận đến xám ngoét mặt, quát: "Sao bà lại dám đem bán những thứ
ông Thường mua giùm tôi?". Bà Mã ứa nước mắt nói: "Nhà cửa đã tan nát
đến mức này rồi, tôi không đem bán lấy tiền thì lấy gì sống qua ngày đây?".
Ông Ba nhìn vợ rất lâu rồi thở dài, uể oải xua tay: "Bà cũng khổ lắm rồi, thôi
tôi không nói nữa". Ông bảo bà đưa số tiền bán tranh, chữ cho ông rồi run run
xuống giường, chống gậy ra đi. Mặc tuyết bay phơ phất, ông đi tìm nhà buôn
họ Vương ở nhà trọ.
Nghe xong mục đích ông Ba đến tìm, nhà buôn họ Vương chau mày nói: "Đã
mua bán xong xuôi rồi sao ông còn hối?". Ông Ba lắc đầu than thở: "Thật là
xấu hổ quá. Nhưng tiên sinh không biết đó thôi, số tranh, chữ ấy đều do một
người bạn mua hộ tôi, đã dặn là không được bán".
Nói xong, ông Ba kể hết chuyện ông Thường cho nhà buôn kia nghe. Ông
Vương nghe xong cũng ngẩn người ra, thất thần gật gật đầu rồi trả lại hết số
tranh, chữ cho ông Ba. Ông Ba cảm ơn, trao lại tiền, bảo người làm ôm cuộn
tranh, chữ ấy rồi cáo từ. Ông Vương tiễn ra đến cửa nhà trọ, nín không được,
dặn thêm một câu: "Ông Lưu ạ, những tranh, chữ này hầu hết là của báu củađất nước, mong ông cất giữ thật cẩn thận cho". Ông Ba nghe dặn sững
người, lát sau quay trở lại hỏi: "Xin đánh bạo hỏi ông, chứ bức tranh đời
Đường trong số đó thật giả ra sao? Tiên sinh có con mắt tinh đời, xin chỉ giáo
cho đôi lời".
Nhà buôn họ Vương cười: "Bức tranh ấy quý nhất trong số tranh quý nhưng
quả thật là bóc ra rồi bồi mặt trái thành tranh". "Bồi mặt trái là thế nào?" ­ Ông
Ba hỏi. Ông Vương đáp: " Bồi mặt trái là bóc tranh vốn có thành tranh ba lớp,
sau đó lộn trái lại mà bồi thành tranh. Tôi đoán người bồi tranh sợ bức tranh
quý này bị người khác cướp mất nên mới khổ tâm nghĩ ra được cách ấy. Tay
nghề dán bức tranh này quả là tuyệt trần, là bậc nhất trong thiên hạ. Kể về
nghệ thuật lên tranh thì bức tranh này là tuyệt phẩm".
Ông Ba nghe đến mê mẩn, hỏi lại: "Tiên sinh có thể phục nguyên bức tranh
sao?". Nhà buôn lắc đầu thở dài: "Muốn phục nguyên bức tranh e rằng phải
có cao thủ hơn đời mới xong. Nhà tôi ba đời làm nghề tìm mua tranh, nhưng
cha tôi chỉ mới biết đến người bóc tranh làm hai lớp và đã cho là tuyệt kỹ, ngờ
đâu lại còn có người bóc được tranh thành ba lớp. Hôm nay coi như tôi được
mở rộng tầm mắt". Ông Ba gật đầu tán thành, rồi hỏi thêm câu nữa: "Vương
tiên sinh làm nghề buôn đồ cổ, không biết những thứ ông cất giữ trong nhà có
bán chăng?". Ông Vương nghiêm mặt nói: "Đâu dám! Tổ tiên đã có lời răn, dù
có chết đói cũng không được bán những thứ đã sưu tầm". Ông Ba mỉm cười,
than thở: "Thế thì tốt lắm! ­ Nói xong bảo người làm trao cuộn tranh, chữ đó
cho ông Vương. ­ Bó tranh này, tôi tặng cho tiên sinh đấy!". Ông nhà buôn họ
Vương ngơ ngác: "Lưu tiên sinh nói như vậy là như thế nào?". Ông Ba trịnh
trọng nói lại lần nữa: "Tôi tặng tiên sinh để ông gìn giữ đấy mà!".Nhà buôn họ Vương sững sờ, lắp bắp nói: "Như thế sao được? Không,
không... không được đâu!".
Ông Ba thở dài: "Tôi tự biết không còn ở thế gian bao lâu nữa nên không
muốn sưu tầm, cất giữ. Những tranh, chữ này đã là quốc bảo, tôi sợ người
nhà không biết quý trọng, tặng cho tiên sinh cất giữ còn hơn. Như thế rút cục
tôi cũng đền đáp được tấm lòng của Thường tiên sinh".
Nói xong chào một tiếng rồi quay người đi luôn.
Ngoài cửa quán, tuyết bay đầy trời. Ông Vương đuổi theo ra khỏi cửa, ngẩn
ngơ nhìn theo ông Ba được người làm xốc nách đi trên đường.
Tuyết lặng lẽ rơi. Xung quanh im lặng như tờ.

Share

& Comment

0 nhận xét:

Post a Comment

 

Copyright © 2015 BLOG FOR YOU 24H™ is a registered trademark.

Designed by Templateism. Hosted on Blogger Platform.